CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT MÔNG DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2021 VÀ TẦM NHÌN 2026

Đăng bởi Admin X vào lúc 01/01/2022

Trường THPT Mông Dương  được thành lập theo Quyết định số 2210/QĐ- UB  ngày  08/7/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Trường nằm trên tổ 7 khu II Phường Mông Dương – Thành Phố Cẩm Phả – Tỉnh Quảng Ninh.

Trải qua 14 năm xây dựng và phát triển (2002-2016), nhà trường đã luôn phấn đấu, trở thành một trong những cơ sở giáo dục có uy tín của ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành Phố Cẩm phả nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung. Trường đã đạt được các danh hiệu trường tiên tiến, tập thể lao động xuất sắc, nhận được giấy khen của Sở GD&ĐT.

Phương hướng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2016-2021 nhằm xác định rõ  mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hiệu trưởng, ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Xây dựng và triển khai phương hướng chiến lược của trường THPT Mông Dương  là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo của Thành Phố Cẩm phả  giai đoạn 2016-2021 nhằm phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.

PHẦN I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG

Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009;

Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X, XI, XII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Cẩm Phả lần thứ XXII và Nghị quyết Đại hội Chi bộ trường THPT Mông Dương nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”;

Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lí, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”;

Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục.

Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/6/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Thông tư liên tịch số 28 /2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009  của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông;

Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Nghị quyết số 01-NQ/BTV ngày 12/11/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020;

Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 05/3/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị TW 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 28/2/2014 của Tỉnh Uỷ Quảng Ninh về việc triển khai Kết luận 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI và Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 05/12/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về  nội dung “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; tinh giản bộ máy, biên chế”.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học của nhà trường trong các năm liền trước.

PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

I. Môi trường bên trong:

1. Đặc điểm tình hình.

1.1. Cơ cấu tổ chức

+ Biên chế, đội ngũ: Năm học 2015-2016

 Tổng số CB, GV, NV: 41; Trong đó: CBQL: 03, GV: 33 , NV: 05

– 03 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng

– Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trên chuẩn 02 chiếm  5,4%

+ Chất lượng đội ngũ:

– Đủ về số lượng, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường và mong muốn nhà trường phát triển; năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhiều người có trình độ chuyên môn giỏi và bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy.

– Cán bộ quản lý: có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác; có khả năng lập kế hoạch, xây dựng các giải pháp thực hiện phù hợp thực tiễn nhà trường; tích cực cập nhật các thông tin phục vụ yêu cầu công tác.

+ Các tổ chức đoàn thể chính trị:

– Chi bộ: 13 đồng chí ( Chiếm 30,9%)

– Công đoàn:Tổng số ĐVCĐ là 42 ( đạt 100%)

– Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gồm 16 Chi đoàn( Trong đó 01 Chi đoàn giáo viên và 15 Chi đoàn học sinh)

– Ban đại diện cha mẹ học sinh thành lập theo điều lệ

1.2. Học sinh, chất lượng giáo dục.

           Bảng 1: Chất lượng 2 mặt giáo dục học sinh:

Năm học

Xếp loại hạnh kiểm(%) Xếp loại học lực(%)
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém
2013-2014 65,8 34,1 7,4 0 9,6 51,6 30,2 8,6 0
2014-2015 66,2   26,0 7,8 0 10,2 51,8 30,4 7,6 0
2015 – 2016 68,4 23,2 7,72 0 13,5 52,1 30,5 3,23

0

+ Kết quả cuộc thi:

– Giải học sinh giỏi cấp tỉnh : 39 giải trong đó có 02 giải nhất ; 11 giải nhì; 10 giải ba 16 giải khuyến khích

–  Văn hóa, thể thao : Tổ chức thành công, Hội khỏe Phù Đổng cấp trường. Tham gia HKPĐ cấp thành phố và cấp tỉnh đạt kết quả cao:  tổng có 23 giải cấp trường trong đó có 4 giải nhất 5 giải nhì 6 giải ba còn lại là giải khuyến khích

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 98,8%

1.3. Về cơ sở vật chất:

Khuôn viên nhà trường có diện tích 6613m2 có tường rào kiên cố, kiến trúc hiện đại, đảm bảo an toàn; có cổng trường và các cổng phụ kiên cố, thiết kế đẹp. Có khu hoạt động, giáo dục thể chất rộng rãi, sử dụng tốt cho các hoạt động lớn và học sinh học thể dục, hoạt động thể thao. Sân trường được lát gạch, trồng cây xanh, có hệ thống bồn hoa; Hệ thống cây xanh không ngừng được cải thiện.

– Cở sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập từng bước được nâng cao.

Bảng 2: Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý, dạy học.

A. Khối phòng học

Số lượng Chia ra
Kiên cố Bán k.cố Tạm
Tổng số Làm mới Tổng số Làm mới
Số phòng học theo chức năng 20 20        
Chia ra: – Phòng học văn hoá 15 15
 – Phòng học bộ môn 5 5
Tr.đó: + Phòng bộ môn Vật lý-CN 1 1
+ Phòng bộ môn Hoá học 1 1
+ Phòng bộ môn Sinh vật 1 1
+ Phòng bộ môn Tin học 2 2
+ Phòng bộ môn Ngoại ngữ 0 0
Số chỗ ngồi Số lượng Trong đó
Làm mới Cải tạo
Số chỗ ngồi trong phòng học văn hoá 700
B. Khối phòng phục vụ học tập Số lượng Chia ra
Kiên cố Bán k.cố Tạm
Tổng số Làm mới Tổng số Làm mới
Số phòng chia theo chức năng 4 4        
Chia ra: – Thư viện 1 1
 – Phòng thiết bị giáo dục 1 1
 – Phòng Đoàn 1 1
 – Phòng truyền thống 1 1
C. Khối phòng khác Số lượng Chia ra
Kiên cố Bán k.cố Tạm
Tổng số Làm mới Tổng số Làm mới
Số phòng theo chức năng 5 5        
Chia ra: – Phòng y tế học đường 1 1
 – Khu vệ sinh dành cho giáo viên 2 2
 – Khu vệ sinh dành cho HS nam 1 1
 – Khu vệ sinh dành cho HS nữ 1 1
D. Khối phòng hành chính quản trị Số lượng Chia ra
Kiên cố Bán k.cố Tạm
Tổng số Làm mới Tổng số Làm mới
Số phòng chia theo chức năng 12 12        
Chia ra: – Phòng Hiệu trưởng 1 1
 – Phòng Phó hiệu trưởng 2 2
 – Phòng giáo viên 2 2
 – Hội trường 1 1
– Phòng truyền thống 1 1
 – Văn phòng trường 1 1
 – Phòng thường trực 1 1
 – Phòng kho lưu trữ 2 2
 – Phòng khác 1 1
E. Khối công trình công cộng Số lượng Chia ra
Kiên cố Bán k.cố Tạm
Tổng số Làm mới Tổng số Làm mới
Số phòng theo chức năng 2 2        
Chia ra: – Nhà xe giáo viên 1 1
 – Nhà xe học sinh 1 1
Cơ sở vật chất khác     Số lượng
Diện tích đất (m2)
Tổng diện tích đất 6613
Trong đó: Diện tích đất được cấp 6613
Diện tích đất sân chơi, bãi tập 3300
Tổng diện tích một số loại phòng (m2)     484
Chia ra: – Phòng học văn hoá 56
– Phòng học bộ môn 448
Tr.đó: + Phòng bộ môn Vật lý 112
+ Phòng bộ môn Hoá học 112
+ Phòng bộ môn Sinh vật 56
+ Phòng bộ môn Tin học 112
+ Phòng bộ môn Ngoại ngữ 0
– Thư viện 60
Thiết bị dạy học tối thiểu (ĐVT: bộ)     Bộ đầy đủ Bộ chưa đầy đủ
Tổng số       30
Chia ra: – Khối lớp 10     10
– Khối lớp 11     10
– Khối lớp 12     10
Thiết bị phục vụ giảng dạy
Tổng số máy vi tính đang được sử dụng 54
Chia ra: – Máy vi tính phục vụ học tập 48
– Máy vi tính phục vụ quản lý 6
Trong đó:  Máy vi tính đang được nối Internet 54
Số máy photocopy 3
Số scanner 1
Số máy in 4
Số thiết bị nghe nhìn
Trong đó: – Ti vi 2
– Cát xét 3
– Đầu Video 2
– Máy chiếu Projector 16
Loại nhà vệ sinh Số lượng (nhà)
Dùng cho giáo viên Dùng cho học sinh
Chung Nam/Nữ
Đạt chuẩn vệ sinh 02

01

– Có đầy đủ phòng chức năng cho Ban giám hiệu, Chi bộ, kế toán, văn thư, thủ quỹ, các tổ bộ môn, Công đoàn, Đoàn TNCSHCM; Có 02 phòng họp, được trang bị đầy đủ các thiết bị tối thiểu. Có nhà để xe cho cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh.

– Thư viện được quan tâm đầu tư, có đầy đủ tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập; có trang Website phục vụ công tác của nhà trường.

Nhà trường có trạm điện riêng cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt và dạy học.

–  Tất cả các phòng đều được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Về cơ bản cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học của trường được đảm bảo, khuôn viên nhà trường được đảm bảo xanh-sạch-đẹp.

Vào đầu năm học, nhà trường đã tiến hành sửa chữa, bàn giao CSVC cho các lớp học và ghi biên bản.

1.4 Thành tích nhà trường

– Danh hiệu thi đua:

+ Năm học 2012 – 1013: Tập thể LĐ tiên tiến;

+ Năm học 2013-2014: Tập thể LĐ tiên tiến;

+ Năm học 2014 – 2015: Tập thể LĐ tiên tiến;

+ Năm học 2015 – 2016: Tập thể LĐ tiên tiến;

– Hình thức khen thưởng : Trường được nhận nhiều giấy khen của Sở giáo dục đào tạo; Thành phố cẩm phả và ủy ban nhân dân phường Mông Dương

2. Điểm mạnh

2.1. Công tác quản lý và điều hành của Ban giám hiệu

Ban giám hiệu là một tập thể đoàn kết, có tầm nhìn khoa học , sáng tạo. Trong công tác chỉ đạo, điều hành luôn chủ động có kế hoạch cụ thể, dám nghĩ , dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Công tác kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Khi thực hiện luôn chủ động điều chỉnh kế hoạch kịp thời sát với thực tế. Được sự tin tưởng caon của cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh nhà trường

2.2 Đội ngũ giáo viên, nhân viên

Là một tập thể đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Chấp hành tốt kỷ kỷ luật lao động, quy chế chuyên môn. Năng động, sáng tạo, có tinh thần chia sẻ hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học

2.3. Chất lượng giáo dục

Tỉ lệ học sinh giỏi, học sinh có hạnh kiểm tốt đạt khá cao và ổn định hàng năm. Chất lượng thi tốt nghiệp THPT hàng năm xếp từ 10-20 trong khối các trường THPT

Công tác bồi dưỡng mũi nhọn được quan tâm đúng mức, kết quả ổn định và tiến bộ theo từng năm ( dao động từ 23-30 giải trong đó có nhiều giải nhất, nhì)

2.4.Cơ sở vật chất

Đáp ứng được yêu cầu tối thiểu trong việc dạy và học trong gia đoạn hiện nay.

3. Điểm hạn chế.

3.1. Tổ chức quản lý, điều hành của Ban giám hiệu:

+ Ban giám hiệu có 01 đồng chí mới bổ nhiệm kinh nghiệm còn hạn chế

+ Công tác kiểm tra đôi lức chưa sâu sát

3.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên:

+ Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên ch­ưa thực sự đồng đều. Nhân tố điển hình ít. Lực lượng giáo viên trẻ đ­ược bổ sung trong những năm gần đây tuy có cố gắng song còn thiếu kinh nghiệm, chưa bộc lộ rõ khả năng đào tạo, bồi d­ưỡng học sinh giỏi. Một bộ phận nhỏ giáo viên còn hạn chế trong hoạt động dạy học, quản lý, giáo dục học sinh theo hướng đổi mới.

+ Một số giáo viên  khả năng trình độ công nghệ thông tin hạn chế.

+ Cơ cấu đội ngũ đủ về số lượng, chưa đảm bảo về cơ cấu

+ Trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ giáo viên còn hạn chế. Số giáo viên đang trong độ tuổi sinh con và nuôi con nhỏ nhiều.  Đây là trở ngại lớn trong việc vận Việc tự học tự bồi dưỡng của giáo viên còn hạn chế, chưa thật tự giác, do đó hiệu quả chưa cao.

+ Một số giáo viên không phải người địa phương chưa yên tâm công tác có xu hướng chuyển công tác, nhà trường thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

3.3.Chất lượng học sinh: Chưa thật đồng đều; tỷ lệ học sinh đạt lực học giỏi thấp. Thành tích học sinh giỏi chưa ổn định; Điểm thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập thấp, ở tốp cuối thành phố.

3.4. Cơ sở vật chất:

+ Cơ sở vật chất chỉ đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho dạy học theo hướng hiện đại và đổi mới. Phòng học bộ môn còn thiếu những phương tiện hiện đại, khó khăn cho việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

+ TBDH cũ, thiếu, không đồng bộ, độ chính xác không cao

+ Thiếu phòng tổ chuyên môn.

+ Chưa có phòng học thông minh.

4. Môi trường bên ngoài:

Trường THPT Mông Dương thuộc Phường Mông Dương , Thành phố Cẩm phả là phường xa trung tâm thành phố, nằm trên khu công nghiệp khai thác than và nhiệt điện. Nhiều phụ huynh học sinh bận công tác nên chưa quan tâm đứng mức đến việc học tập của học sinh. Nhà trường có nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của địa phương, tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng khoa học trong công tác quản lý giáo dục.

5. Thời cơ.

– Được sự quan tâm của cấp ủy, Chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên, sự tín nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh.

– Đội ngũ cán bộ giáo viên được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt.

– Khuôn viên nhà trường đã được quy hoạch theo Đề án của SGD. Diện tích của nhà trường  đủ để phát triển cơ sở hạ tầng trường học trong giai đoạn mới.

– Được Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh quan tâm , chỉ đạo sâu sát về mọi mặt, động viên kịp thời, luôn tạo mọi điều kiện để nhà trường phát triển.

6. Thách thức.

– Cha mẹ học sinh và xã hội đòi hỏi ngày càng cao với nhà trường về chất lượng giáo dục của học sinh, nhất là trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.

– Do yêu cầu đổi mới giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đòi hỏi ngày càng phải có chất lượng, hiệu quả; nhất là khả năng ứng dụng CNTT, khả năng sáng tạo trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

– Các nhà trường cùng cấp học trong địa bàn thị xã đã có những bước tiến mạnh mẽ, chất lượng giáo dục sẽ có tốc độ phát triển cao trong thời gian tới.

– Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên sa sút ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục nhà trường.

– Xã Cộng hòa, Cẩm hải, Dương huy là xã thuần nông, kinh tế gia đình và đời sống nhân dân không ổn định; tỷ lệ cha mẹ học sinh thường xuyên làm ăn xa gia đình cao; là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động của nhà trường.

7. Xác định các vấn đề ưu tiên.

– Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục THPT. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

– Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ tâm và tầm để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học và công tác quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

– Từng bước tăng cường cơ sở vật chất, xây mới, tu sửa, nâng cấp, và mua sắm mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục…

– Đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đáp ứng theo các yêu cầu của các chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.

– Tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện: Nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh…

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2021

  1. Quy mô số lớp, số học sinh.

 Bảng 3 Dự kiến số lớp, số học sinh giai đoạn 2016-2021 ( Số HS mỗi lớp từ 38- 44 HS)

Năm học Khối 10 Khối 11 Khối 12 Toàn trường
Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS
2016-2017 5 175 5 175 5 175 15 525
2017-2018 5 200 5 175 5 175 15 545
2018-2019 5 200 5 200 5 175 15 575
2019-2020 5 200 5    200 5 200 15 600
2020-2021 5 220 6 200 6 200 15 620

2. Quy mô về Đội ngũ:

Đội ngũ ổn định, đủ về số lượng ( 42 CB,GV,NV), đảm bảo về cơ cấu, về chất lượng. Đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn là trên 20%. Có năng lực, trình độ sư phạm đáp ững được yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Được bồi dưỡng, trang bị các kỹ năng đáp ứng thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới.

3. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

Đạt chuẩn quốc gia lần thứ 2, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Trang thiết bị dạy dạy được đầu tư theo hướng hiện đại, đồng bộ.

IV. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại; Đáp ứng đầy đủ và vượt các tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia cấp độ 1.

2. Mục tiêu cụ thể

Giáo dục và giảng dạy cho học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của tất cả các môn học phổ thông, có kiến thức nền tảng để tiếp tục học lên cao hơn hoặc đi vào trực tiếp lao động sản xuất. Biết cách giải quyết các vấn đề một cách độc lập, sáng tạo; biết cách học và tự học. Có ý thức tự giác, thật thà, thân thiện, hoà nhập và chia sẻ.Có phong cách và lối sống đẹp phù hợp với truyền thống dân tộc và hiện đại.

3. Chỉ tiêu cụ thể

3.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Đảm bảo đủ biên chế được giao về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

 Bảng 4: Số lượng biên chế theo từng năm học

TT Năm học Số lớp Số CBQL Số GV Sô nhân viên Tổng số CBGVNV
1 2016-2017 15 3 30 4 37
2 2017-2018 15 3 30 4 37
3 2018-2019 15 3 30 4 37
4 2019-2020 15 3 30 4 37
5 2020-2021 15 3 30 4 37

 Bảng 5: Chỉ tiêu giáo viên theo trình độ đào tạo

Năm học Tổng số

Giáo viên

Trình độ đào tạo Hình thức đào tạo
Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Chính quy Tại chức Cử tuyển
2016-2017 37 0 35 2 37 0 0
2017-2018 37 0 34 3 37 0 0
2018-2019 37 0 33 4 37 0 0
2019-2020 37 0 32 5 37 0 0
2020-2021 37 0 32 5 37 0 0

Bảng 6: Chỉ tiêu chất lượng và trình độ tay nghề đội ngũ giáo viên

Năm học Số lượng Đánh giá xếp loại
Giỏi Khá TB Yếu
2016-2017 37 12 18 7 0
2017-2018 37 12 20 5 0
2018-2019 37 13 19 5 0
2019-2020 37 13 20 4 0
2020-2021 37 14 21 2 0

Bảng 7: Chỉ tiêu sự phát triển của đội ngũ giáo viên

Năm TS Nữ Sinhhoạt chính trị Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Độ tuổi trung bình
Đảng viên Đoàn viên Đại học Trên ĐH GVG Tỉnh GVG  CS CSTĐ CS LĐTT Dưới 30 tuổi Trên30 tuổi
16-17 37 32 18 15 35 2 3 22 5 37 8 29
17-18 37 32 19 15 34 3 3 21 5 37 7 30
18-19 37 32 20 14 33 4 3 21 5 37 7 30
19-20 37 32 21 14 32 5 3 21 5 37 6 31
20-21 37 32 22 13 32 5 6 21 5 37 5 32

3.2. Học sinh

3.2.1. Qui mô trường lớp

Tổng số lớp học 18 lớp. Tổng số học sinh từ 550 đến 600 em.

Bảng 8: Qui mô lớp học, học sinh

TT Năm học Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng
Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS số lớp
1 2016-2017   175 5 200 5 175 5   550 15
2 2017-2018 200 5 175 5 200 5 575 15
3 2018-2019 220 5 200 5 175 5 640 15
4 2019-2020 220 5 220 5 200 5 640 15
5 2020-2021 220 5 220 5 220 5 660 15

3.2.2. Chất lượng giáo dục văn hóa:

Bảng 9: Chỉ tiêu xếp loại học lực từ năm 2016-2017 đến  2020-2021

Năm học TS HS Xếp loại học lực
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
2016-2017   550 60 10,9 330 59,9 159 28,9 1 0,18 0 0
2017-2018 575 63 11 340 59,1 171 29,7 1 0,17 0 0
2018-2019 640 68 10,6 348 54,3 224 35,0 1 0,16 0 0
2019-2020 640 74 11,2 360 56,3 206 32,8 0 0 0 0
2020-2021 660 80 12,1 368 55,8 212 32,1 0 0 0 0

– Số học sinh xếp loại học lực giỏi:trên 10 %.

– Số học sinh xếp loại học lực khá:từ 55% đến 60%.

– Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 2%, không có học sinh kém.

Thi đỗ Đại học, Cao đẳng: Trên 85% số học sinh đăng ký dự thi.

Thi học sinh giỏi tỉnh: tất cả các môn tham dự đều có giải, thứ hạng tập thể trong tốp 20 trường đứng đầu.

3.2.3. Chất lượng giáo dục đạo đức.

Bảng 10: Chỉ tiêu xếp loại hạnh kiểm năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021

Năm học Tổng số học sinh Xếp loại hạnh kiểm
Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
2016-2017      550 340 61,8 209 38,0 1 0,18 0
2017-2018 575 345 60,0 229 39,8 1 0,18 0
2018-2019 640 420 65,6 219 34,2 1 0,16 0
2019-2020 640 430 67,1 210 32,8 0 0 0
2020-2021 660 450 68,2 210 31,8 0 0 0

3.3. Cơ sở vật chất

Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa, nâng cấp,trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

Các phòng tin học, thí nghiệm, thực hành được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại; 100 % phòng học có máy chiếu cho giáo viên sử dụng.

Phấn đấu có nhà đa năng, nhà học bộ môn đạt chuẩn; có các công trình vệ sinh đạt chuẩn.

Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh, Sạch, Đẹp, An toàn”; “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

4. Phương châm hành động

Chất lượng là uy tín, danh dự của nhà trường.

III. Chương trình hành động

1. Tích cực đổi mới công tác quản lí giáo dục

Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo động lực để cán bộ, giáo viên, nhân viên tự giác, tự chủ đối với hoạt động chuyên môn thông qua một cơ chế khoa học, chặt chẽ, lấy hiệu quả chuyên môn làm thước đo để đánh giá sự cống hiến và phân phối lợi ích.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” trong nhà trường, nhằm tạo ra một cơ chế quản lý gọn, nhẹ, hiệu quả. Ứng dụng mạnh mẽ Công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, sử dụng các phần mềm phục vụ quản lý nhân sự, quản lý điểm, xếp loại học sinh, quản lý thư viện, tài sản nhà trường, …

Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; Thực hiện tốt các chủ trương về công khai chất lượng giáo dục, nguồn lực cho giáo dục, phát huy tác dụng của hoạt động giám sát xã hội về chất lượng và hiệu quả giáo dục; Thực hiện chế độ tài chính đúng quy định, chống các hiện tượng lạm thu, thu sai quy định.

Tích cực đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra.Kết hợp giữa kiểm tra có báo trước và kiểm tra đột xuất, tạo nề nếp chủ động trong dạy học và hoạt động thường xuyên, hạn chế hiện tượng đối phó trong hoạt động chuyên môn; đặc biệt công tác kiểm tra nội bộ trường học.

Quản lý tốt hoạt động dạy học, hoạt động dạy thêm học thêm; tăng cường quản lý chất lượng dạy học. Tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn theo hướng chuyên sâu, chuyên ngành giảm bớt các thủ tục hành chính.

Thực hiện tốt công tác Kiểm định chất lượng Giáo dục.Công khai hóa kết quả kiểm định, thanh tra, kiểm tra đánh giá.

Xây dựng hệ thống website của nhà trường làm phương tiện cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh cũng như việc công khai các điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, các nguồn thu, … của nhà trường.

Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng.

2. Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn tốt; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, chia sẻ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, phân công sắp xếp đúng người, đúng việc, đúng năng lực sở trường. Tập trung ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ, giáo viên cốt cán.

Xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi có tính chất động viên, tạo môi trường thuận lợi để thu hút động viên các cán bộ, giáo viên, nhân viên giỏi, có năng lực, tận tâm với nghề, yêu trường lớp.

Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.

3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể; gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

Quan tâm đến chất lượng học sinh tại các xã Dương Huy, Cộng Hòa, Cẩm Hải

Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hóa thể dục thể thao

Người phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.

4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục

Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.

Có kế hoạch đầu tư, khai thác, bảo quản, sữa chữa  và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, tổ trưởng tổ văn phòng, kế toán, nhân viên thiết bị.

5. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin

Có kế hoạch trang bị các phần mềm cần thiết cho việc quản lý và giảng dạy.

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử,… Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được các phần mềm phục vụ cho công việc, giảng dạy,… có kế hoạch để cán bộ, giáo viên, nhân viên mua sắm máy tính cá nhân.

Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, bộ môn tin học, giáo viên, nhân viên.

6. Huy động mọi nguồn lực xã hội cho hoạt động giáo dục

Phát huy thế mạnh trường đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hoá; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường. Nguồn lực tài chính bao gồm: Ngân sách Nhà nước; ngoàingân sách (từ xã hội, cha mẹ học sinh, cựu học sinh,…). Nguồn lực vật chất bao gồm: Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ, Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ thông tin phục vụ dạy và học. Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ngoài giờ chính khóa, trải nghiệm sáng tạo, cáccuộc thi, …

Người phụ trách: Ban Giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Giáo viên chủ nhiệm.

7. Xây dựng hình ảnh, uy tín của nhà trường

Xây dựng hình ảnh và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường.

Xác lập tín nhiệm, hình ảnh đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.

Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tính thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng hình ảnh của nhà trường.

Người phụ trách: Ban Giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh.

Phần III: TỔ CHỨC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC, THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

I. Phổ biến kế hoạch chiến lược

1. Tuyên truyền và xác lập nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2016 – 2021 và tầm nhìn đến 2030.

2. Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trưởng.

II. Tổ chức điều hành

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều hành quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng năm sát với tình hình thực tế của nhà trường. Xây dựng các giải pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch chiến lược.

III. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược

1. Từ năm 2016 đến năm 2017

Xác lập nền nếp kỷ cương theo tiêu chuẩn và đưa các hoạt động giáo dục vào nền nếp. Hoàn thành mục tiêu xây dựng, nhà xe học sinh, khu vực nhà vệ sinh giáo viên, học sinh, khu giáo dục thể chất.

2. Từ năm 2017 đến năm 2019

Tiếp tục phát huy, khẳng định uy tín và hình ảnh của nhà trường là một cơ sở giáo dục mạnh của tỉnh, chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

3. Từ năm 2019 đến năm 2021

Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường “Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nền nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân”.

IV. Phân công thực hiện

1. Đối với Hiệu trưởng

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

2. Đối với các Phó hiệu trưởng

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch chiến lược, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

3. Đối với các tổ chức đoàn thể

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh hăng hái thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị cơ bản của từng năm học.Làm tốt công tác tham mưu, đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường.

4. Đối với tổ trưởng chuyên môn

Tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên.Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện.

5. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học; đề xuất các giải pháp để thực hiện.

6. Đối với đội ngũ học sinh và cha mẹ học sinh

Thực hiện nghiêm nền nếp, kỷ cương; thực hiện tốt công tác tuần, tháng, từng kỳ và cả năm học dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và tổ chức đoàn thanh niên.

Phối hợp với nhà trường trong công tác quản lý học sinh, các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.Tham gia tích cực trong các hoạt động học tập và rèn luyện, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoài giờ chính khóa, …

Đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh một cách có hiệu quả, làm tốt cuộc vận động xã hội hoá giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Phần IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh

Phê duyệt và tạo điều kiện tốt nhất cho nhà trường triển khai thực hiện kế hoạch, chiến lược.

Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, giúp nhà trường về công tác tham mưu với UBND tỉnh để được ưu tiên về mặt tài chính, nhân lực nhằm thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.

2. Đối với chính quyền địa phương và UBND thành phố Cẩm Phả

Thường xuyên quan tâm đến sự phát triển của trường THPT Mông Dương, tạo điều kiện cơ chế chính sách, giúp nhà trường thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.

Có giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi qua đường sắt của Công ty tuyển than Cửa ông.

Phối kết hợp với nhà trường trong một số hoạt động liên quan đến chính quyễn địa phương

Hỗ trợ tài chính và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo tốt cho điều kiện dạy và học, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn của trường Chuẩn quốc gia, theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.

Với truyền thống và sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và sự chỉ đạo, lãnh đạo của Sở GD&ĐT; sự đồng thuận của xã hội và cha mẹ học sinh, trường THPT Mông Dương sẽ phát triển hơn nữa, đáp ứng sự kỳ vọng của các cấp lãnh đạo, nhân dân, đáp ứng mục tiêu đặt ra./.

Tiếp theo đó, đến tháng 12 năm 2018, căn cứ thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về KĐCLGD và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, trường THPT Mông Dương bổ sung, điều chỉnh phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn 2016-2021và tầm nhìn 2026 với các nội dung sau:

I. Căn cứ bổ sung, điều chỉnh:

Căn cứ thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về KĐCLGD và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ hướng dẫn số 3106/HD-SGDĐT ngày 23/11/2018 của Sở GD&ĐT Quảng Ninh về việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Thông tư 14/2018/TTBGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ biên bản hội nghị toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường họp ngày 03/9/2018 V/v rà soát, bổ sung và điều chỉnh Phương hướng chiến lược phát triển trường THPT Mông Dương giai đoạn 2016 – 2021;

II. Về thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, năm học 2018-2019 và tiến độ thực hiện phương hướng chiến lược

1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.

– Tổng số CB.VC: 42  người (35 nữ).  Trong đó chia ra:

+ CBQL: 03(03 trình độ Đại học; 03 Trung cấp chính trị )

+ Nhân viên: 04/ 04 nữ (  03 trình độ Đại học, 01 Trung cấp).

+ Giáo viên thực dạy: 35 với 29GV nữ  ( 100% đạt trình độ chuẩn, có 02 GV có trình độ trên chuẩn tỉ lệ 18,42 % ).

– Tổng số Đảng viên : 18 (16 nữ) ; tỉ lệ  42,8 % trên toàn đơn vị.

2. Về học sinh: 

– Số học sinh tuyển mới là 175 HS.

– Tổng số học sinh của trường: 506;  giảm 16HS so với đầu năm học trước, sĩ số bình quân học sinh trên lớp đạt 34 em/lớp

– Tổng số lớp 15 ( Khối 10: 5 lớp; Khối 11: 5 lớp; Khối 12: 5 lớp).Ổn định so với năm học trước.

– Học sinh thuộc  Phường Mông Dương và các xã Cộng Hòa ; Cẩm Hải; Dương Huy.

– Kết quả 2 mặt giáo dục cuối năm học năm học 2017 – 2018

Tổng số Học lực Hạnh kiểm
506 Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu
 

88

 

271

 

143

 

4

 

0

377 111 13 0
17,39% 53,56% 28,2 0,79 0 74,51% 21,94% 2,57% 0
Tăng/giảm +8% -1,04% +0,24% – 7,2% 0 +3,82 – 4,35% +0,53 0

Tỷ lệ HS giỏi tăng 8%; Học lực yếu giảm 7,2% so với cùng kỳ năm học trước.

3. Về cơ sở vật chất:

– Đảm bảo tối thiểu cho hoạt động dạy và học.

– Chưa có phòng họp riêng cho tổ chuyên môn

– Một số hạng mục CSVC nhà trường đã xuống cấp như đường rẽ vào trường thấp hơn đường vào ngõ xóm vì vậy mưa lũ gây lụt phía cổng trường, nhà đã năng xuống cấp, sân bóng trơn trượt khi trời mưa; thiết bị dạy học như máy chiếu, máy tính bị mờ, hỏng không sử dụng được; cửa phòng học bộ môn bị mối mọt, sơn tường bong tróc…

4. Tiến độ thực hiện phương hướng chiến lược:

– Về chất lượng giáo dục: Tỷ lệ HSG giảm; Hạnh kiểm tốt, khá giảm  cần tăng cường các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng hai mặt giáo dục để đảm bảo cho công tác kiểm định chất lượng.

– Về đội ngũ: Chưa đủ biên chế về CBGV (thiếu môn GDCD; Toán; ). Việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy còn hạn chế.

III. Các nội dung điều chỉnh phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn 2016 – 2021:

Dựa trên cơ sở biên bản rà soát, bổ sung và điều chỉnh phương hướng chiến lược nhà trường giai đoạn 2016 – 2021, về Chất lượng giáo dục; về đội ngũ; về cơ sở vật chất; về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; về việc xây dựng thương hiệu nhà trường. Căn cứ vào các kết quả đã đạt đạt và các mặt còn tồn tại, hạn chế. Nhà trường điều chỉnh kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2016 – 2021, tầm nhìn 2016 như sau:

1. Về mục tiêu và nội dung thực hiện.

1.1 Chỉ  tiêu đến năm 2019. 

1.1.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.

– Đủ số lượng về CBQL: 03 người; nâng cao trình độ về LLCT: cao cấp chính trị: 02

– Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 85%.

– 100 % CBQL- giáo viên biết sử dụng máy tính phục vụ tốt cho công tác.

– 100%  CBQL- giáo viên đạt chuẩn trình độ và chuẩn năng lực .

– Có trên 60 % cán bộ quản lý và trên 30% giáo viên có trình độ trên chuẩn.

– Tỉ lệ Đảng viên trên 55 % .

– Số luwongj giáo viên giỏi cấp cơ sở là 18, giáo viên giỏi cấp tỉnh là 05

1.1.2. Học sinh

– Qui mô:

+ Lớp học: 15  lớp.

+ Học sinh:  660 học sinh.

– Chất lượng học tập hàng năm :

+ Từ 62 % Học lực Khá, Giỏi ( trên 13 % Học lực Giỏi )

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu-kém < 0,1 % .

+ Tốt nghiệp THPT  từ  99 % trở lên.

+ Có trên 28học sinh giỏi cấp Tỉnh hàng năm.

– Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.

+ Chất lượng đạo đức: 98 % Hạnh kiểm Khá, Tốt ;  Yếu < 0,1 %.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.

– Tỉ lệ Hs bỏ học : dưới  0,1% , lưu ban :  dưới 0,1%  hàng năm.

1.1.3. Cơ sở vật chất:

– Tiếp tục chỉnh trang khuôn viên trường lớp và trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ giảng dạy và học tập.

– Nâng cấp sân trường và khu giáo dục thể chất

– Nâng cấp khu vệ sinh học sinh và giáo viên

– Trang bị thêm máy tính cho phòng tin học

1.1.4. Danh hiệu thi đua – Hình thức khen thưởng tập thể:

– Chi bộ đạt chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

– Đoàn thanh niên đạt vững mạnh xuất sắc cấp tỉnh

Phấn đấu đạt danh hiệu tập thể LĐXS được UBND tỉnh tặng bằng khen.

– Hoàn thành Kiểm định CLGD cấp độ 3 lần thứ nhất và trường chuẩn Quốc gia lần thứ 2.

1.2. Chỉ  tiêu đến năm 2021. 

1.2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.

– Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 90 %.

– 100 % CBQL- giáo viên sử dụng thành thạo máy tính phục vụ tốt cho công tác; 90% CB,GV,NV trở lên sử dụng được các thiết bị CNTT được trang cấp.

– 100%  CBQL- giáo viên được đánh giá chuẩn nghề nghiệp từ khá trở lên.

– Có từ 100 % cán bộ quản lý và 34% trở lên giáo viên có trình độ trên chuẩn.

– Tỉ lệ Đảng viên là 65 %.

– Số lượng giáo viên giỏi cấp cơ sở là 20; giáo viên giỏi cấp tỉnh 07

1.2.2. Học sinh

– Qui mô:

+ Lớp học: 15  lớp.

+ Học sinh:  660  học sinh.

– Chất lượng học tập hàng năm :

+ Từ 68 % Học lực Khá, Giỏi ( trên 15 % Học lực Giỏi )

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu-kém < 0,1 % .

+ Tốt nghiệp THPT  từ  99,8 % trở lên.

+ Có 30 học sinh giỏi cấp Tỉnh hàng năm trở lên.

– Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.

+ Chất lượng đạo đức: 99 % Hạnh kiểm Khá, Tốt ;  Yếu < 0,1 %.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.

– Tỉ lệ Hs bỏ học : dưới  0,1% , lưu ban :  dưới 0,1%  hàng năm

1.2.3. Về cơ sở vật chất:

– Nâng cấp sân trường; đường nội địa.

– Làm mới sân bóng nhân tạo.

– Tu sửa  nhà thi đấu đa năng.

– Bổ sung các thiết bị dạy học hiện đại phù hợp với yêu cầu đổi mới trong giáo dục.

1.2.4. Danh hiệu thi đua – Hình thức khen thưởng tập thể:

– Chi bộ đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

– Công đoàn vững mạnh xuất sắc

Phấn đấu đạt danhhiệu tập thể LĐXS được nhận bằng khen của bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.

– Duy trì kiểm định CLGD cấp độ 3 lần thứ nhất và trường chuẩn Quốc gia lần thứ 2.

2. Về lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

– Giai đoạn 1: Từ năm 2018- 2019

– Giữ vững các tiêu chí trường chuẩn quốc gia

– Nâng cao chất lượng HS, tăng cường bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, hoàn thiện cơ sở vật chất theo chuẩn và đạt KĐCLGD.

– Giai đoạn 2: Từ năm 2019 – 2021

– Tiếp tục củng cố, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã triển khai ở giai đoạn 2018-2019.

– Xây dựng trường THPT Mông Dương thành trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở mức độ cao.

– Chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện đổi mới toàn diện nội dung, chương trình giáo dục phổ thông.

– Nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục toàn diện góp phần hoàn thành các chỉ tiêu để đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3.

– Tăng cường việc bồi dưỡng cho giáo viên để giáo dục toàn diện cho học sinh, phát triển tốt về thể chất, năng lực và kỹ năng, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế.

– Xây dựng thêm các hạng mục, mua sắm cơ sở vật chất và nâng cấp các công trình sẵn có theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục.

–  Xây dựng thương hiệu nhà trường lên một tầm cao mới.

III. Tổ chức thực hiện

1. Đối với Hiệu trưởng

Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển nhà trường tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Hàng năm tổ chức sơ kết khi kết thúc năm học và điều chỉnh, bổ sung phương hướng chiến lược để sát với tình hình thực tế của nhà trường.

Tổ chức tổng kết giai đoạn vào cuối năm học 2020 – 2021 và xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường cho giai đoạn tiếp theo.

2. Đối với các Phó hiệu trưởng

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện chiến lược phát triển nhà trường, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

3. Đối với các tổ chức đoàn thể

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh hăng hái thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị cơ bản của từng năm học. làm tốt công tác tham mưu, đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường.

4. Đối với tổ trưởng chuyên môn

Tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nhà trường trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện.

5. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên

Căn cứ chiến lược phát triển nhà trường, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học; đề xuất các giải pháp để thực hiện.

6. Đối với đội ngũ học sinh và cha mẹ học sinh

Thực hiện nghiêm nền nếp, kỷ cương; thực hiện tốt công tác tuần, tháng, từng kỳ và cả năm học dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhịêm và tổ chức đoàn thanh niên.

Tích cực tham gia vào hoạt động quản lý học sinh, các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Tham gia tích cực trong các hoạt động học tập và rèn luyện, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoài giờ chính khóa,…

Đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh một cách có hiệu quả, làm tốt cuộc vận động xã hội hoá giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Trên đây là phương hướng chiến lược phát triển trường THPT Mông Dương giai đoạn 2016-2021. Phương hướng chiến lược này nhằm định hướng cho quá trình xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian 5 năm tới; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Phương hướng chiến lược cũng thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường trong việc xây dựng nhà trường luôn xứng đáng với niềm tin của nhân dân, học sinh  đáp ứng ngày một tốt hơn các yêu cầu của đào tạo con người mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế./.

CV 110 CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2016 – 2021 VÀ TẦM NHÌN 2026

CV 156 PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC (Bổ sung, điều chỉnh)

Tờ trình đề nghị phê duyện chiến lược

Bình Luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *